Các tòa tháp chọc trời đua nhau mọc lên đã thay đổi diện mạo TP.HCM càng thêm hiện đại, năng động. Hãy cùng điểm qua những con số ấn tượng của 5 tòa nhà cao nhất TP.HCM hiện nay.
1. Landmark 81
Số tầng: 81 tầng nổi và 3 tầng hầm.
Độ cao: 461,2m.
Diện tích sàn: 241.000m2.
Vị trí: Khu đô thị Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Nằm trong tổ hợp khu đô thị Vinhomes Central Park và tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn, Landmark 81 đã trở thành biểu tượng mới của TP.HCM với thiết kế lấy cảm hứng từ hình dáng khóm tre Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Công trình này chính thức “vượt mặt” tòa nhà Landmark 72 (Hà Nội, 336m) trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam (cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 17 trên thế giới) tính đến thời điểm hoàn thành vào tháng 7.2018.
Landmark 81 do Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa nhà bao gồm các không gian chức năng như: Trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí (Vincom Center); văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ thương mại…
Landmark 81, tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, một biểu tượng mới của TP.HCM
Với chiều cao trên, nếu đi bằng thang bộ từ tầng trệt đến tầng 81 với mỗi tầng 100 bậc thang, tốc độ trung bình 3 phút/tầng thì bạn phải đi 8.100 bước trong khoảng 243 phút mới lên đến nơi (không tính thời gian phải nghỉ ngơi vì mỏi chân). Nếu đi bằng thang máy, trung bình mỗi tầng mất khoảng 4 giây thì phải mất 324 giây bạn mới có thể lên tới đỉnh.
2. Bitexco Financial Tower
Số tầng: 68 tầng nổi và 3 tầng hầm.
Độ cao: 262m.
Diện tích sàn: 119.000m2.
Vốn đầu tư: 400 triệu USD.
Vị trí: Số 2, đường Hải Triều, Quận 1, TP.HCM.
Tháp tài chính Bitexco do tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, đã từng là tòa tháp cao nhất TP.HCM cho đến khi tòa Landmark 81 khánh thành và “soán ngôi”.
Bitexco Tower là minh chứng cho sự hiện đại và phát triển của TP.HCM
Tòa tháp Bitexco được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010 với nhiều hạng mục, không gian như: khu vực văn phòng, khu thương mại mua sắm, hàng ẩm thực. Ngoài ra, có một đài quan sát ở tầng 49 dành cho khách tham quan có góc nhìn 360 độ ngắm toàn cảnh TP.HCM và sông Sài Gòn. Đây cũng là dự án đầu tiên của Việt Nam cho xây dựng sân đậu trực thăng ở tầng 52.
3. Vietcombank Tower
Số tầng: 40 tầng nổi và 4 tầng hầm.
Độ cao: 206m.
Diện tích sàn: 3.232m2.
Vốn đầu tư: 55 triệu USD.
Vị trí: Số 5, Công Trường Mê Linh, Quận 1, TP.HCM.
Vietcombank Tower nổi bật ở vòng xoay Công trường Mê Linh
Công trình Vietcombank Tower do Liên doanh Vietcombank-Bonday (Hongkong)-Benthanh làm chủ đầu tư. Tòa nhà được hoàn thành năm 2015. Thiết kế độc đáo này là trụ sở chính của Ngân hàng Vietcombank TP.HCM và cho thuê văn phòng.
4. Saigon One Tower
Số tầng: 42 tầng.
Độ cao: 195.3m.
Diện tích sàn: 6.800m2.
Vốn đầu tư: 256 triệu USD.
Vị trí: 34 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM.
Tòa nhà Saigon One Tower còn có tên gọi cũ là Saigon M&C Tower khi bắt đầu dự án, theo dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2011 tuy nhiên đến nay công trình đã bị ngưng trệ vì nhiều lí do mặc dù trên 80% hạng mục đã hoàn thành.
Công trình đang dở dang, nham nhở khá mất thẩm mỹ.
Saigon One Tower do Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư. Công trình nằm ở vị trí “đắc địa”, hy vọng Saigon One Tower sẽ sớm “hồi sinh” để không làm mất đi tính thẩm mỹ của khu trung tâm thành phố.
5. Saigon Centre 2
Số tầng: 45 tầng nổi.
Độ cao: 193.7m.
Diện tích sàn: 13.000m2.
Vốn đầu tư: 160 triệu USD.
Vị trí: Đường Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM.
Sau thành công của Saigon Centre giai đoạn 1 đã được đưa vào hoạt động từ năm 1996, nhà đầu tư Keppel Land đã tiếp tục triển khai dự án án Saigon Centre 2.
Saigon Centre 2 mặc dù có thiết kế đơn giản nhưng trông khá “mạnh mẽ"
Saigon Centre 2 là tổ hợp khu mua sắm, thương mại, ẩm thực; gồm các căn hộ van phong cho thue và nhiều căn hộ dịch vụ cao cấp.
Xem thêm bài viết Thị trường văn phòng cho thuê tại thành phố Hồ Chí Minh nóng nhất 5 năm tại đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét